Du lịch chữa lành: Nhiều tiềm năng để phát triển

Sau đại dịch COVID-19, nhu cầu về du lịch chữa lành - môt xu hướng đã xuất hiện từ vài năm trước - đã tăng lên đáng kể. Đà Lạt, nổi bật với khí hậu mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, rừng nguyên sinh và thứ sinh phong phú, văn hóa đa dạng và kiến trúc độc đáo, đang trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách tìm kiếm sự thư giãn và cân bằng cuộc sống. 

Khung cảnh thiên nhiên ở Yên giúp du khách tìm thấy những khoảng lặng trong tâm hồn

Với việc tận dụng tốt các lợi thế đó, du lịch chữa lành có tiềm năng trở thành một loại hình du lịch mũi nhọn, tạo ra giá trị đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành Du lịch thành phố.
Du lịch chữa lành, khác với du lịch đại chúng, tập trung vào việc nghỉ ngơi và thư giãn, giúp du khách nuôi dưỡng thể chất, tinh thần, giảm áp lực công việc và tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống. Các hoạt động nhẹ nhàng như tập yoga, thiền định, đạp xe, đọc sách, mát xa… giúp du khách thư giãn, lắng nghe bản thân và gắn kết với thiên nhiên. Đà Lạt, với các núi đồi yên tĩnh, thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ, hệ thống thiền viện và các đền chùa, văn hóa đa dạng của các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, kiến trúc độc đáo và giao thông thuận lợi, trở thành điểm đến lý tưởng. Đối tượng khách hàng của loại hình du lịch này thường là những người quan tâm đến sức khỏe và có xu hướng chi tiêu cao hơn so với du lịch đại chúng. Do đó, những năm qua, ngành Du lịch Đà Lạt đã và đang phát triển nhiều sản phẩm du lịch phát huy các lợi thế của địa phương để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhóm khách hàng này.

Khung cảnh thiên nhiên ở Yên giúp du khách tìm thấy những khoảng lặng trong tâm hồn

Với việc tận dụng tốt các lợi thế đó, du lịch chữa lành có tiềm năng trở thành một loại hình du lịch mũi nhọn, tạo ra giá trị đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành Du lịch thành phố.
Du lịch chữa lành, khác với du lịch đại chúng, tập trung vào việc nghỉ ngơi và thư giãn, giúp du khách nuôi dưỡng thể chất, tinh thần, giảm áp lực công việc và tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống. Các hoạt động nhẹ nhàng như tập yoga, thiền định, đạp xe, đọc sách, mát xa… giúp du khách thư giãn, lắng nghe bản thân và gắn kết với thiên nhiên. Đà Lạt, với các núi đồi yên tĩnh, thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ, hệ thống thiền viện và các đền chùa, văn hóa đa dạng của các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, kiến trúc độc đáo và giao thông thuận lợi, trở thành điểm đến lý tưởng. Đối tượng khách hàng của loại hình du lịch này thường là những người quan tâm đến sức khỏe và có xu hướng chi tiêu cao hơn so với du lịch đại chúng. Do đó, những năm qua, ngành Du lịch Đà Lạt đã và đang phát triển nhiều sản phẩm du lịch phát huy các lợi thế của địa phương để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhóm khách hàng này.

Gần với thiên nhiên và trải nghiệm những hoạt động thú vị ở Yên. Ảnh: Yên Glamping cung cấp

Ngoài khí hậu mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp, Đà Lạt còn có hệ thống thiền viện, đền chùa phong phú như thiền viện Trúc Lâm, thiền viện Vạn Hạnh, chùa Linh Phước, chùa Vạn Đức, nhà thờ Domaine de Marie, nhà thờ Cam Ly… Vì vậy, nhiều du khách cũng tìm đến các địa điểm này để tham gia các khóa tu, thiền để học cách thanh tịnh, buông bỏ và tìm lại bản ngã để chuyển hóa thân tâm, đạt đến sự an vui, hạnh phúc.

Thượng tọa Thích Vạn Trí - trụ trì chùa Vạn Đức (xã Tà Nung) cho biết: Đa phần các phật tử tham gia khóa tu để tìm kiếm các khoảng lặng, giúp giải tỏa căng thẳng, áp lực trong công việc, học tập và đời sống gia đình - xã hội. Các khóa tu ở chùa thường tổ chức vào dịp hè để phật tử thuận tiện trong việc sắp xếp công việc, cũng như thu hút gia đình của các em học sinh, sinh viên đến trải nghiệm, tư vấn tháo gỡ khúc mắc về các vấn đề tâm lý, đạo đức trong cuộc sống, giúp hàn gắn và kết nối giữa cha mẹ và con cái. “Môi trường sống gần gũi thiên nhiên sẽ giúp chúng ta có khoảng lặng để cân bằng giữa lý tính và cảm xúc; thiên nhiên nuôi dưỡng cảm xúc, giúp chúng ta sâu sắc hơn, cảm nhận cuộc sống tốt đẹp và tích cực hơn”, thầy Thích Vạn Trí chia sẻ.

Bên cạnh những lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, hệ thống thiền viện, chùa, các cơ sở yoga, những năm qua, chính quyền địa phương cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển du lịch xanh, du lịch chữa lành.

Theo ông Trần Thanh Hoài - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng: “Việc phát triển các loại hình du lịch này không những giúp đa dạng các sản phẩm du lịch, phát triển du lịch bền vững, thúc đẩy kinh tế địa phương mà còn góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống bản địa”.
Thời gian qua, các doanh nghiệp, điểm, khu du lịch trên địa bàn thành phố đã đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, sáng tạo nhiều sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu vừa du lịch vừa nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe của du khách. Tiêu biểu có thể kể đến các dịch vụ spa, mát xa trị liệu ở các khách sạn nghỉ dưỡng 3 đến 5 sao như Dalat Endensee, Dalat Palace, Sacom Tuyền Lâm; dịch vụ nghỉ dưỡng kết hợp với hoạt động yoga tại Trung tâm Nghỉ dưỡng và Đào tạo Sivananda Yoga; mô hình tham quan quy trình trồng, chăm sóc, chế biến và thưởng thức các thành phẩm từ cây chè của Công ty Cổ phần Long Đỉnh, trà atiso và rượu vang của Công ty TNHH Vĩnh Tiến, nấm tại Làng Nấm Đà Lạt; hay các hoạt động thể thao trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên chèo thuyền kayak; đi bộ khám phá rừng già; leo núi tại Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm…
Những sản phẩm này đã phần nào đáp ứng kịp thời xu hướng và nhu cầu ngày một tăng của loại hình du lịch bền vững này. Sau đại dịch COVID-19, loại hình này có xu hướng phát triển nhanh, vì vậy, với những lợi thế về thiên nhiên, văn hóa, kiến trúc, con người… Đà Lạt vẫn còn nhiều dư địa để phát triển du lịch chữa lành, góp phần thúc đẩy du lịch thành phố phát triển bền vững và đạt giá trị cao.

Nguồn: Báo Lâm Đồng

https://baolamdong.vn/du-lich/202312/du-lich-chua-lanh-nhieu-tiem-nang-de-phat-trien-7ee2643/

Top